Lắp mạng FPT
Nếu có một cái gì đó ngày đêm ám ảnh những nhà quản lý FPT thì đó chính là ý tưởng về một thành công to lớn hơn, mà lẽ ra công ty có thể đạt được.
Vì vậy, tuy cải tổ là việc của nhiều tháng nhiều năm, nhưng những câu chuyện về cải tổ thì được nói đến hằng ngày. Biết đâu, con đường chúng ta đang đi là con đường tốt nhất và quá trình cải tổ không nhất thiết phải đổi thay mà chỉ là đắp cho con đường đó rộng rãi vững chắc hơn.

Người FPT có một thế giới quan giản dị nhưng rất khoa học ”Tạo hóa xoay vần“ và một nhân sinh quan rất chủ quan ”Cứ máu có lẽ là xong“. Xưa nay, người ta chỉ nghĩ đến cải tổ khi công việc trì trệ. FPT là những người mới thành đạt. Họ thành đạt không phải do bắt chước người xưa. FPT cải tổ đơn giản chỉ vì lẽ ra công ty có thể thành công hơn (nếu chúng ta máu hơn).
Nhưng đấy là sự việc được nhìn từ góc độ lạc quan theo tinh thần STCo. Với một số người mà do tính chất công việc phải giao du nhiều thì cải tổ là nghĩ tới ngày mai. ”Mong muốn một tương lai tốt hơn cho công ty“ hay ”lo sợ cho sự sa sút của công ty trong tương lai“ chỉ là hai cách diễn đạt một vấn đề.
Chưa có người Việt Nam nào cao đến 2 m và cũng chẳng có ai ngạc nhiên là con người từ lúc sinh ra, cứ càng lúc càng cao nhưng đến năm 18 tuổi thì hết lớn. Đó là những giới hạn tự nhiên, dù có khôn khéo đến đâu, con người cũng không thể vượt qua. Vậy ”30 triệu doanh số“ đã phải là giới hạn của một công ty tin học Việt Nam hay chưa?
Các “Thái thượng hoàng” một thời hùng mạnh như 3C, Genpacific… lần lượt chứng minh sự hình thành các công ty tin học Việt Nam theo cơ cấu phân chia tế bào: Phát triển to hết mức rồi phân chia thành những cái nhỏ hơn, cái sau năng động hơn cái trước, nhưng chưa cái nào vượt qua giới hạn của cha nó. Có vẻ như giới hạn là 8-10 triệu (M). Beam là một điển hình khác. Sau khi đạt đến doanh số 6 M, Beam không sinh đẻ ra ai nhưng cũng không vì thế mà ngăn được quá trình lão hóa nhanh chóng và ngày càng xuống dốc. Vậy là, trong làng tin học, cho dù người đang lên dốc, kẻ đang xuống dốc, nhưng cái đỉnh dốc 10 M lúc nào cũng ở trên đầu.
Thế thì, lý do gì đã khiến FPT vượt qua 10 M vào năm 1995, vượt qua 20 M vào năm 1996 và hơn nửa công ty tin vào cái đích… ”200 M vào năm 2000“. Thiết nghĩ, việc tìm ra nguyên nhân dẫn chúng ta đến thành công ngày hôm nay còn quan trọng hơn chính sự thành công. Biết đâu, con đường chúng ta đang đi là con đường tốt nhất và quá trình cải tổ không nhất thiết phải đổi thay mà chỉ là đắp cho con đường đó rộng rãi vững chắc hơn.
Có lần, một nhà thơ trẻ mang đến Hoài Thanh một tập thơ nhờ ông bình. Sau khi đọc xong, Hoài Thanh nhận xét: “Thơ của anh có một số cái hay và một số cái mới. Cái hay thì nhiều người đã nói rồi, còn cái mới thì không hay”. Ý đồ cải tổ FPT mà không hiểu hết cái hay FPT đang có, thì không khác gì cái anh nhà thơ trên.

Lắp mạng FPT
Trộm nghĩ, nếu cứ nói là phải đúng, thì chẳng ai dám nói. Vì vậy, tôi liều mạng chỉ ra vài nguyên nhân, mà theo tôi, đã làm cho FPT vượt qua giới hạn của chính mình, nếu chẳng may có trật, mong quý vị coi như chuyện mua vui.
Thứ nhất, là ý tưởng chỉ đạo cực kỳ viển vông. Cho đến nay, có thể nói rằng ”TGĐ luôn luôn đề ra kế hoạch viển vông và chẳng may, công ty năm nào cũng vượt qua sự viển vông đó“.
Thứ hai, trong FPT, tồn tại một đám đông tuy không ngu dốt nhưng rất mù quáng, dám tin cả vào cái đích ”200 M vào năm 2000“.
Thật tình cờ, tôi mới phát hiện ra nguyên nhân thứ ba. Vào dịp đầu năm, khi các công ty khác không có việc ngồi chơi thì chúng ta vẫn bận túi bụi. Vậy là, chúng ta thành công do làm việc vất vả, trong lúc người khác vui chơi.
Thứ tư, nhân viên FPT không năng động. Trong khi ở khắp nơi, mọi người thi nhau làm kế hoạch 2, kế hoạch 3 để cải thiện thì nhân viên FPT lại an phận với suất lương duy nhất để rồi mỗi khi uống say mới dám gào lên với Giám đốc ”Em cần ít tiền, anh ơi, em cạn túi rồi“.
Thứ năm, sếp ta không oai. Ở nhiều công ty, nhân viên tự tiện vào phòng Giám đốc bị coi là phạm thượng, mệnh lệnh của giám đốc là miễn bàn. Ở FPT, chị Trịnh Thu Hồng mỗi khi muốn nhờ ai làm việc gì, đều phải giấu không cho họ biết, đấy là lệnh của anh Trương Gia Bình.
Nguyên nhân thứ sáu, tôi không đặt tên mà để quý vị bình luận. Một quan chức, ở một công ty có thời còn lớn hơn FPT, hỏi tôi: ”Bọn FPT chúng mày chơi với nhau lâu thế mà không chán sao?”.
Nếu trong sáu nguyên nhân trên, không có cái nào trúng thì tôi sẵn sàng tin rằng, không phải FPT leo dốc lên đỉnh đồi mà là bay bằng khinh khí cầu.
Các sếp FPT vốn là những người được học chữ thánh hiền, từng biết một là ít, hai là nhiều, nên hiểu rất rõ có cần cải tổ hay không. Ông trợ lý TGĐ có lần giải thích một cách cực kỳ khó hiểu cho tôi về một mô hình mà FPT phải hướng tới, cái mô hình có sự quan hệ nhì nhằng giữa ít nhất là bảy biến số để đảm bảo sự phát triển vững chắc của công ty. Đó là: Cơ cấu tổ chức, chiến lược, con người, phong cách quản lý, các quy trình thủ tục, các quan niệm chỉ đạo và môi trường văn hóa. Ý tưởng chỉ đạo là: FPT đang ngon, nhưng chúng ta cần cải tổ để ngon hơn.
Một họa sĩ trường phái siêu thực vẽ một quả táo rất đẹp và đề dưới bức tranh ”Đây không phải là quả táo“. Nhiều người cười ông là khùng. Thực sự thì, bức tranh vẽ quả táo không bao giờ là quả táo cả. Một mô hình dù tốt đến đâu cũng không phải là một công ty.
Đấy là mấy lời nói nhảm của tôi. Cải tổ hay đi tiếp con đường đã đi là chuyện của các sếp. Kiên nhẫn có thể không phải là đức tính tốt, nhưng nóng vội chắc chắn là tật xấu.
Christopher Colombus từng nói: ”Sau bao nhiêu chinh chiến là cuộc sống“. Cuộc sống chứ không phải công thần, hỡi những cựu chiến binh. Thế hệ FPT mới, những người trẻ tuổi, sẽ biến đổi và làm rạng rỡ công ty chúng ta.
Hoàng Minh Châu
(Theo Sử ký FPT 10 năm)