Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, trong hơn một thập kỷ qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp viễn thông thuộc nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom) đang cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong việc cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ với giá cả phù hợp, mang lại lợi ích cho xã hội và người sử dụng.
Như báo cáo tổng kết của Bộ TT&TT năm 2016 ở Việt Nam có 62,76% dân số sử dụng Internet và 24,38% hộ gia đình có truy cập Internet, như vậy có nghĩa là cứ 5 gia đình thì có một hộ sử dụng băng thông rộng cố định. Cục Viễn Thông đã đưa ra thống kê là có 9 triệu thuê bao Internet cố định và 12,6 triệu thuê bao Internet di động. Với số thuê bao Internet cố định, có hơn 1,9 triệu thuê bao truy nhập Internet qua mạng cáp đồng xDSL, và 6,2 triệu thuê bao cáp quang FTTH. Nếu so sánh với giai đoạn đầu năm 2016, có gần 1,3 triệu thuê bao cáp đồng xDSL đã “bốc hơi” và số thuê bao cáp quang FTTH tăng lên 2,3 triệu thuê bao. Media Federation Of India viết rằng việc học tập của con người ngày nay không thể phát triển nếu không có Internet.
Nhờ sự phát triển nhanh chóng của thuê bao cáp quang kéo theo tốc độ truy cập Internet trung bình ở Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, Việt Nam thuộc nhóm 53 quốc gia đạt mức tốc độ kết nối Internet trung bình là 5,1 Mbps, tăng 2,3% so với quý trước đồng thời tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biêt, trong số các quốc gia được khảo sát, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đạt tỷ lệ kết nối trên 10 Mbps. Tỷ lệ này tăng tới 1,389% so với cùng kỳ năm trước và dẫn đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong một kết quả đo kiểm khác, Việt Nam có tỷ lệ kết nối Internet 1,3% trong quý 2, tăng 1,512% so với cùng kỳ năm trước và cũng đứng đầu khu vực.
Nếu nhìn lại giai đoạn từ năm 1997 – 2003 với Internet quay số “dial up”, lúc đó Việt Nam chỉ có khoảng 3,1 triệu người sử dụng Internet (tương đương khoảng 4% dân số Việt Nam). Nhưng với sự ra đời của các dịch vụ mới như ADSL, FTTH, mạng 3G hay tới đây là mạng 4G cùng với việc giá cước sử dụng thấp, cụ thể là giá cước sử dụng Internet tại Việt Nam bây giờ cũng thấp hơn 100 lần so với 15 năm trước (năm 1997, giá cước Internet là 400 đồng/phút) đã khiến tỷ lệ dân số sử dụng Internet tăng hơn 15 lần, đây là một sự tăng trưởng ngoạn mục cán mốc 62,76% tỷ lệ dân số sử dụng Internet.
Theo như chia sẻ của tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Việt Nam, Internet đã và đang góp phần to lớn vào việc thay đổi cuộc sống, từ kinh tế, văn hóa đến các hoạt động vui chơi giải trí của người Việt Nam. Với đầy đủ các công nghệ hiện đại như kết nối Internet bằng cáp quang hay kết nối không dây 3G, cơ sở hạ tầng Internet Việt Nam từ con số 0 tròn trĩnh kể từ khi bắt đầu được cung cấp nay đã sánh ngang với các nước trên thế giới.
Mục đích của ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện khi ký giấy phép cho FPT tham gia thị trường là sử dụng FPT để làm “đột phá khẩu” tạo sự cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền ở thị trường Viễn thông và Internet. |
Trong thị trường viễn thông, Internet, FPT và Viettel đã tạo ra sự cạnh tranh
Theo chia sẻ của ông Trực trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập FPT Telecom, kể lại quãng thời gian cấp phép cho FPT tham gia vào thị trường Internet, ông Trực mong muốn sử dụng FPT để làm “đột phá khẩu” tạo sự cạnh tranh ở thị trường viễn thông và Internet. Lúc đó, anh Lê Nam Thắng (Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT – PV) đã được ông yêu cầu hàng tuần báo cáo số liệu thuê bao Internet của từng doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp nào đạt được 30% thị phần thì khi đó việc mở cửa thị trường đã thành công. Ông Trực cũng nhấn mạnh: “Trên cơ sở đó, khi FPT Telecom đạt được 30% thị phần, tôi rất mừng và thở phào nhẹ nhõm vì đó là cơ sở để chúng ta có niềm tin rằng đã mở cửa thị trường Internet thành công”.
Ông cũng khẳng định “Nhiều doanh nghiệp cảm ơn Tổng cục Bưu điện và tôi, nhưng tôi mới phải cảm ơn lại FPT, Viettel vì nếu họ không thành công tức là chính sách của tôi thất bại. VNPT có công rất lớn trong quá trình số hóa nhưng phá bỏ độc quyền nghĩa là chúng ta không cản trở sự phát triển của đất nước. Nhờ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nên khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước đã có sự cọ xát cạnh tranh, giảm giá cước và chiếm lĩnh thị trường từ trước đó nên sau bao nhiều năm thị trường viễn thông vẫn rất thành công, không bị thua thiệt khi mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí, các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm chắc thị trường quốc tế và vươn ra nước ngoài, toàn cầu hóa”.
Để lựa chọn FPT là nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn, hãy liên hệ theo số19006600 – (tổng đài hỗ trợ 24/24) để được nhân viên hỗ trợ hoặc tới Văn phòng giao dịch của FPT Telecom gần nhất để được tư vấn thêm.